Tìm hiểu “gia phả” các ông lớn trong ngành đồng hồ cơ học

Trải qua hơn 1 thế kỷ hình thành và phát triển, ngành chế tạo các thương hiệu đồng hồ nổi tiếng thế giới cho ta thấy chỉ những thương hiệu mang đến sự sáng tạo trong chất liệu, công nghệ và thiết kế mới đủ khả năng trụ vững và phát triển lớn mạnh. Song song với đó là sự táo bạo trong đầu tư của các ông chủ lớn, không ngại mạo hiểm và rủi ro và những quốc gia xứng đáng là cường quốc số một về ngành công nghiệp sản xuất đồng hồ bao thập kỷ qua, đứng đầu là Thụy Sỹ, Nhật, Đức, Pháp.

Đồng hồ Thụy Sỹ

Ngành chế tạo đồng hồ Thụy Sĩ là đại diện tiêu biểu cho lĩnh vực kĩ nghệ chuyên môn cao tại châu âu, với tầm nhìn cụ thể nguồn năng lượng và lao động giá rẻ, cùng với quyền tự do trí tuệ, các thợ chế tạo đồng hồ treo tường và đồng hồ đeo tay đã phát triển cơ nghiệp hưng thịnh đến mức họ hầu như quyết định và thống trị toàn bộ thị trường đồng hồ cơ trên toàn cầu trong suốt 2 thế kỉ – từ chi phí sản xuất thấp, chức năng hoàn thiện, thiết kế tinh xảo cho đến giá cả bình dân. Đến giữa thế kỉ 20, dấu hiệu nhận biết đối với một chiếc đồng hồ chất lượng chính là dòng chữ swiss made trên mặt kính.

Đồng hồ Nhật Bản

Nhật Bản không muốn đi sau lưng nước khác, không sao chép hoàn toàn công nghệ đồng hồ của Thuỵ Sỹ mà họ học hỏi dần dần, rồi tự trở thành một nhà tiên phong, thực hiện những bước chuyển mới lạ, táo bạo, mang tính đột phá cho công nghệ đồng hồ, sáng tạo được những chiếc đồng hồ có tính năng tiên tiến hơn để phục vụ nhu cầu thị hiếu đồng hồ chức năng ngày một cao của những con người thế kỷ hiện đại.

Từ cuối thập niên 60, đầu thập niên 70, được xem là quãng thời gian lịch sử của đồng hồ Nhật Bản, với sự ra đời của chiếc đồng hồ pin đầu tiên trên Thế Giới đến từ thương hiệu Seico, mẫu, đánh dấu bước khải hoàn của cuộc khủng hoàng thạch anh đến các thương hiệu đồng hồ Thuỵ Sỹ cho tới những thập niên 80, rât nhiều những nhà sản xuất đồng hồ Châu Âu đã phải đóng cửa với sự sản xuất hàng loạt mẫu mã đồng hồ pin Nhật Bản có khả năng hoạt động chính xác gấp 30 lần đồng hồ cơ, có độ hoạt động ổn định, dễ sử dụng hơn và nhất là có mức giá cả rất hợp lý cho người tiêu dùng.

Đồng hồi Mỹ

Bàn về số lượng thì có thể nói các các thương hiệu đồng hồ tại Mỹ chỉ thua Thuỵ Sỹ và áp đảo Nhật Bản. Những cái tên quen thuộc được người dùng “nhẵn mặt” như: Pulsar, Timex, Michael Kors, Fossil, Bulova, Anne Klein, Guess…

Đồng hồ Mỹ có thời gian phát triển cực thịnh trước khi bị rơi vào tình trạng khủng hoảng. Sau nhiều biến cố thì một số thương hiệu đồng hồ của Mỹ như Bulova và Pulsar đã được các tập đoàn Nhật (Seiko, Citizen) sáp nhập lại.

Một số thương hiệu đồng hồ nổi tiếng từ xứ sở cờ hoa có thể kể đến như Anne Klein, Guess, Michael Kors… thì có xuất phát điểm từ ngành sản xuất thời trang chuyên về quần áo, phụ kiện.

Ưu điểm lớn nhất của những thương hiệu đồng hồ Mỹ chính là sở hữu kiểu dáng thời trang và giá thành phải chăng. Song song với đó là “hiểu” đối tượng khách hàng trẻ cần gì, do đó ở thị trường Việt Nam các thương hiệu Mỹ chiếm nhiều ưu thế.

Đặc biệt một số thương hiệu Mỹ chỉ nhắm đến đối tượng thanh thiếu niên, người dưới 22 tuổi chưa có đủ điều kiện kinh tế để sở hữu các cỗ máy đắt đỏ từ Thuỵ Sỹ.

Trong vài năm trở lại đây thì các cỗ máy thời gian Fossil, Timex và Michael Kors rất được các bạn trẻ Việt Nam yêu thích. Không những tập hợp những thiết kế mang đậm phong cách Mỹ được lòng các bạn trẻ tuổi teen mà còn pha chút gì đó nghịch ngợm, năng động, cá tính và nổi loạn tiêu biểu của người trẻ.

Đồng hồ Đức

Đồng hồ Đức có hành trình phát triển khó khăn hơn so với Thuỵ Sỹ, Nhật Bản và Mỹ vì một thời gian dài phải đối diện với tình hình kinh tế – chính trị hết sức “rối ren”. Ngành đồng hồ cũng vì thế mà bị đình trệ, chậm phát triển và thậm chí có một thời gian dài đã dậm chân tại chỗ với cơ chế tự cung tự cấp.

Tuy nhiên sau giai đoạn khó khăn chồng chất thì ngành công nghiệp đồng hồ tại Đức cũng có các bước tiến nhảy vọt. Một số các thương hiệu Đức được đánh giá cao như: đồng hồ Zeppelin, Archimede Watches, Chronoswiss, Damasko, Glashutte Original, Junghans, Meistersinger, Montblanc, Nomos Glashutte, Stowa, Sinn, Union Glashutte…Các thương hiệu này tuy khá xa lạ ở Việt Nam tuy nhiên lại là những cái tên quen thuộc ở khu vực Đông Âu, châu Mỹ.

Không nên bỏ lỡ: Những mẫu đồng hồ Zeppelin đáng mua nhất hiện nay?

Nếu xét về giá cả thì đa phần các thương hiệu tại Đức có niêm yết rẻ hơn so với các mẫu đồng hồ Thuỵ Sỹ. Tuy nhiên so với các cỗ máy Nhật thì chúng có giá “nhỉnh” hơn một ít. Giá của chúng sẽ nằm trong khoảng từ 400 USD – 5000 USD (chưa tính thuế).

Ngoài ra đồng hồ Đức còn mang điểm mạnh trong bộ máy khi sở hữu các bộ máy In- house sánh ngang với Thuỵ Sỹ.

Ngoài ra, điểm mà khiến đồng hồ Đức được yêu thích rất nhiều ở nước ngoài chính là cách thiết kế rất đơn giản và có phần “ngẫu hứng”. Đa phần chúng đều không bị gò bó và hạn chế bởi các quy tắc truyền thống cho nên khách hàng nào thích sự “ngoại lệ”, mới mẻ và thách thức thì đồng hồ Đức là một sự lựa chọn không tệ.

Một bật mí nho nhỏ là Đức rất phổ biến các kiểu đồng hồ cơ lộ máy Skeleton điêu khắc tinh xảo, có thể làm điêu đứng bất kỳ trái tim mộ điệu đồng hồ nào. Bên cạnh đó thì các mẫu đồng hồ Moonphase của Đức cũng được đánh giá cao về tính chính xác, thẩm mỹ và chạm trổ cầu kỳ.

Đồng hồ Pháp

Pháp cũng là quốc gia có nhiều thương hiệu đồng hồ tương đối phát triển ở thời điểm hiện nay. Tuy nhiên ngành công nghiệp thời gian tại Pháp được “sinh sau đẻ muộn” hơn nhiều thập kỷ so với Thuỵ Sỹ, Đức, Mỹ và Nhật Bản.

Một số thương hiệu lớn của Pháp như Michel Herbelin (1947), Yonger & Bresson (1975), BRM (1986), Yema (1948), Bell & Ross (1992), LIP (1867).

Điểm mạnh của đồng hồ Pháp chính là các thiết kế đồng hồ cơ khí với độ tinh xảo cao. Tuy không thể cạnh tranh trực tiếp với các cỗ máy chính hãng tên tuổi từ Thuỵ Sỹ nhưng vẫn có thể vượt mặt khá nhiều những thương hiệu giá rẻ- cận trung.

Đồng hồ tại Pháp hướng tới đối tượng người dùng bình dân, thu nhập thấp là chủ yếu. Chỉ có 1/5 số lượng thương hiệu Pháp hướng tới phân khúc cận cao cấp và cao cấp mà thôi.

Bên cạnh đó việc sở hữu nhiều bộ máy đồng hồ In house cho các dòng đồng hồ thể thao, quân sự, đua xe tại Pháp cũng được kỳ vọng đánh bại Thuỵ Sỹ ở phân khúc giá cận trung. Ngoài máy cơ thì hãng LIP còn vinh dự là hãng sản xuất chiếc đồng hồ điện tử đầu tiên trên thế giới mang tên LIP Electronic.

Nếu xét về lợi thế thì các cỗ máy thời gian do Pháp sản xuất có nhiều nét tương đồng với thương hiệu Citizen Nhật Bản về phân khúc giá. Tuy nhiên lại không có nhiều đột phát ở các bộ máy độc quyền như Eco-drive. Tuy nhiên không thể phủ định đồng hồ Pháp có thị trường tiêu thụ rất ổn định. Khách hàng rất thích các thiết kế cổ điển, gia truyền đến từ đất nước này.

Ngành công nghiệp đồng hồ cơ học trên thế giới hiện nay đang được tiếp quản bởi các siêu tập đoàn lớn mạnh, các ông lớn. Và sự an bài về vị thế ở hiện tại, tương lai là thành quả nỗ lực của hãng trong việc tạo ra dấu ấn lịch sử bằng những mẫu đồng hồ là xứng tầm “kiệt tác thời gian”, tính hữu dụng cao.

 

 

1
Chat trực tiếp trên facebook

Gọi Ngay!