Category Archives: Thay mặt kính đồng hồ
Ai cũng mong muốn được sở hữu một chiếc đồng hồ độc – đẹp – lạ và bền mãi với thời gian. Tuy nhiên do những bất cẩn trong cuộc sống hàng ngày mà ta vô tình làm hư hại nó, những vết xước qua nhiều năm tháng tích tụ lại chồng chéo lên nhau gây khó khăn trong quá trình sử dụng và hơn hết, nó làm ảnh hưởng không nhỏ tới hình ảnh mà bạn xây dựng bấy lâu nay. Nghiêm trọng hơn, những chiếc kính đồng hồ xước nhiều hoặc bị vỡ nếu không thay thế kịp thời, dưới tác động của mưa, gió, bụi bẩn sẽ khiến bộ máy bên trong bị nguy hại, làm giảm khả năng hoạt động.Dịch vụ thay thế mặt kính đồng hồ đeo tay chất lượng hảo hạng chỉ có tại Erawatch – 100 Thái Hà, Đống Đa, HN.
Mặt kính đồng hồ là gì? Có những loại mặt kính đồng hồ nào?
Mặt kính đồng hồ là một lớp bảo vệ các chi tiết bên trong mặt đồng hồ, bao gồm kim, các cọc số, mặt số và bộ máy của nó. Tùy vào từng chất liệu cũng như giá thành mà mặt kính có nhiều loại khác nhau, phân chia thành nhiều mức độ từ giá rẻ đến cao cấp.
- Mica:
+ Ưu điểm: Đây không phải là kính mà thực chất nó là một loại nhựa trong suốt có những đặc tính giống như thủy tinh. Tuy nhiên, trọng lượng của Mica thì nhẹ hơn, có khả năng chịu lực, dễ gia công và giá thành khá rẻ.
Kính Mica được sử dụng trong sản xuất các loại đồng hồ cổ
+ Hạn chế: Trong thang đo độ cứng Mohs, Mica chỉ đạt 300 vicker, xếp dưới khá nhiều loại chất liệu khác. Chính vì vậy mà sau một thời gian ngắn sử dụng, loại kính này thường bị mờ đục, trầy xước và rất xấu.
+ Tính phổ biến: Trước đây, khi công nghệ sản xuất chưa phát triển, Mica thường được sử dụng làm mặt kính của một số mẫu đồng hồ cổ. Ở thời điểm hiện tại, người ta chỉ sử dụng Mica làm kính của những chiếc đồng hồ giá rẻ, đồng hồ trẻ em.
- Mineral Glass (kính khoáng chất):
+ Ưu điểm: Có độ cứng tốt hơn Mica (khoảng 400VK), độ trong suốt tốt, dễ dàng đánh bóng khi bị trầy xước và đặc biệt được bày bán rộng rãi trên thị trường với mức giá tầm trung không quá cao.
Kính Mineral thường dầy và dùng trong sản xuất các loại đồng hồ Quartz Nhật
+ Hạn chế: Dễ trầy xước và vỡ khi bị va đập mạnh.
+ Tính phổ biến: Thường được sử dụng trong các dòng đồng hồ giá tầm trung như Casio, Orient hay Citizen. Ngoài ra còn có loại Hardlex Crystal, cũng là một dạng đặc thù của Mineral Glass nhưng cao cấp hơn với độ cứng 700VK, được Seiko sử dụng làm mặt kính đồng hồ, loại này thì khá hiếm và gần như không xuất hiện trên nhiều mẫu đồng hồ
Tuy nhiên, có một điểm đặc biệt khiến Mineral Glass được sử dụng rộng rãi, đó là: do đặc thù giá rẻ nên nhà sản xuất thường làm dày hơn bình thường, vì vậy nó cứng cáp hơn và có khả năng chịu lực tốt hơn cả những chiếc mặt kính sapphire mỏng.
- Sapphire: Đây được coi là “ông hoàng” của mặt kính đồng hồ, chia làm 3 loại:
+ Sapphire tráng mỏng: Thực chất là một loại kính bình dân được phủ lớp sapphire mỏng lên trên bề mặt. Đặc điểm của loại kính này là giòn, dễ vỡ khi va chạm nhẹ và bị trầy xước sau một thời gian ngắn sử dụng. Phương pháp nhận dạng loại kính này là trên đồng hồ có ghi: Coated Sapphire, tức sapphire tráng. Đây là một loại kính rẻ tiền, rẻ hơn cả kính mineral thông thường, chỉ sử dụng ở các loại đồng hồ nhái, fake, …
Kính sapphire thường khá mỏng nhưng lại có khả năng chống trầy xước tốt
+ Sapphire tráng dày: Có cấu tạo và hình thức tương tự sapphire tráng mỏng. Tuy nhiên lớp sapphire trên bề mặt được tráng dày, vì vậy cho thời gian sử dụng lâu hơn.
+ Sapphire nguyên khối (hay còn được là tinh thể sapphire):
- Ưu điểm: Là loại kính trong suốt có độ cứng chỉ sau kim cương (Sapphire: 2000 VK, kim cương: Max 10.000 VK). Có khả năng chống xước cực cao. Ngoài ra nó một số kính Sapphire cao cấp còn trang phủ lớp chống lóa (anti reflective) giúp dễ dàng xem giờ trong điều kiện ánh sáng mạnh. Bạn có thể nhận ra loại kính này với ánh sáng tím được khúc xạ trên bề mặt.
Mặt kính sapphire có độ cứng chỉ sau kim cương
- Hạn chế: Có giá thành khá đắt đỏ và khó có phụ kiện để thay thế.
- Tính phổ biến: Thường được sử dụng trong các loại đồng hồ cực cao cấp như Patek Phillipe, Rolex, Omega, …
*** Lưu ý khi sử dụng mặt kính sapphire:
- Sapphire có khả năng chống xước tốt, không hề hấn khi cọ xát với kim loại nhưng có thể dễ dàng bị trầy khi chà xát với kim cương, và các loại vật chất cứng hơn như đá Zirconia
- Mặc dù chống xước tốt nhưng không đồng nghĩa với việc bạn vứt, quăng quật nó hay thử nghiệm bằng việc lấy dao để kiểm tra.
- Không nên để chung đồng hồ sapphire với các loại trang sức đính kim cương vì có thể khiến mặt số đồng hồ bị xước, làm giảm tính thẩm mỹ.
Nên sử dụng loại kính đồng hồ nào?
Thế giới mặt kính đồng hồ muôn hình vạn trạng và luôn biến đổi theo nhu cầu người sử dụng. Tuy nhiên tính ở thời điểm hiện tại, có 2 loại kính được ưa thích và sử dụng nhiều nhất đó chính là: Mineral Glass và kính Sapphire. Xét trên công dụng cũng như tính năng của 2 loại kính này thì tuyệt nhiên, kính sapphire có phần trội hơn hẳn:
Thay mặt kính đồng hồ chính hãng sẽ hạn chế được những va chạm bên trong bộ máy
- Khả năng chống trầy xước: Sapphire gần như tuyệt đối (chỉ sau kim cương),
- Giá thành: Sapphire luôn đắt hơn, gấp nhiều lần kính Mineral Glass.
- Khả năng chống rơi vỡ: Kính Mineral Glass có khả chống rơi vỡ, nứt tốt hơn, do đặc tính của Kính Sapphire là giòn dễ vợ.
- Tính phổ biến trên thị trường: Kính Mineral Glass được bày bán rộng rãi trong các store, cửa hiệu với giá thành phải chăng. Kính sapphire “cực khó” tìm được hàng “chuẩn” chính hãng, và giá thành tương đối đắt đỏ.
Trên đây là một trong số ít những thông tin hữu ích về mặt kính của đồng hồ. Nếu mẫu đồng hồ của bạn có chẳng may rơi vỡ mặt kính hay chỉ là sau một thời gian sử dụng có quá nhiều vết trầy xước hãy tìm đúng những địa điểm uy tín để thay thế mặt kính đồng hồ chất lượng nhé.
Gọi ngay: 0827.555.777 để được tư vấn miễn phí sửa chữa/ bảo dưỡng tốt nhất:
——————————————–
SERVICEWATCH – TRUNG TÂM BẢO HÀNH TIÊU CHUẨN THỤY SỸ
Địa chỉ: Tầng 2, 100 Thái Hà, Trung Liệt, Hà Nội
Tư vấn: 0827.555.777
Showroom đồng hồ Thụy Sỹ chính hãng:
- 100 Thái Hà,Trung Liệt, Đống Đa, HN